Cảm giác "không nghe được gì" thật kinh khủng. Nhưng cảm giác "nghe được nhưng vẫn không chọn đúng" thì lại bực bội vô cùng.
Nếu bạn đang thuộc về nhóm số 2, đó có thể là do chiến lược làm bài của bạn chưa hiệu quả. Nếu muốn biết làm bài phần nghe như thế nào cho tốt thì đọc tiếp nè!
Phần nghe của TOEIC đọc không quá nhanh và rất rõ ràng. Vậy điều gì khiến bạn vẫn làm sai?
Thứ nhất, cái khó là phần nghe trộn lẫn nhiều giọng đọc tiếng Anh khác nhau chứ không chỉ có hai giọng quen thuộc là Anh và Mỹ. Chính vì vậy nên nếu bạn không quen nghe những giọng như Úc, New Zealand thì việc hiểu được người nghe đang nói gì cũng khá vất vả, tuy rằng từ vựng có thể bạn đã biết hết.
Thứ hai, việc "giăng bẫy", đánh đố người nghe bằng cách trộn lẫn những từ phát âm na ná nhau cũng khiến người nghe "toát mồ hôi hột" nếu không tập trung nghe kỹ vì không biết các đáp án khác nhau như thế nào.
Thứ ba, về bản thân bạn là trí nhớ ngắn hạn kém. Trong phần 1 và 2, bạn phải nhớ chữ đáp án và câu hỏi (với phần 2) sẽ không được in trên giấy. Một cách để giải quyết khó khăn này là trong quá trình nghe đáp án, bạn hãy để sẵn cây viết chì lên từng phương án, hễ phương án nào sai thì chuyển viết qua câu sau, nếu đúng chắc thì không chuyển viết chì nữa, còn nếu không chắc đúng hay sai thì cứ làm dấu rồi gôm sau. Cứ như thế, nếu sau cùng, viết dừng ở câu nào thì đó sẽ là câu đúng. Điều này giúp bạn tránh được việc phải nhớ nhiều và do đó mà quên...sạch mọi thứ hoặc nhớ sai nội dung.
Và cuối cùng, phần nghe kéo dài trong 45 phút, nghĩa là bạn sẽ phải tập trung hết "công lực", căng tai lên nghe, căng mắt đọc câu hỏi và căng não để suy nghĩ chọn câu trả lời và để nghe hết mọi điều người nói muốn nói. 45 phút tuy không quá dài nhưng nếu không thường xuyên luyện nghe thì việc duy trì sự tỉnh táo trong suốt thời gian đó cũng không dễ gì, nhất là với những bạn chưa quen.
Để khắc phục điểm yếu này, bạn cần làm quen với việc nghe trong một khoảng thời gian dài. Bạn có thể ngày ngày bật bài nghe Toeic lên và cố gắng nghe đến khi nào không thể thì...thả não ra làm việc khác nhưng không được tắt nhé. Hãy cứ để băng chạy và đến khi nào cảm thấy thích thì lại tiếp tục tập trung để nghe. Dần dần, bạn sẽ quen với việc nghe hơn.
Bạn đã biết chưa!?
Việc đậu bài vượt mốc có tương đương với việc tăng thêm 50 điểm Toeic không?
Cột mốc là các chặng học mà bạn cần vượt qua để đạt được điểm Toeic mong muốn của mình. Mỗi cột gốc tượng trưng cho 50 điểm Toeic và bạn cũng sẽ được yêu cầu học một số phần tương ứng nhằm đạt được 50 điểm đó nhanh nhất.
Trong mỗi cột mốc, hệ thống đã tính toán là với mỗi phần mà bạn hiện đang yếu nhất, cần phải tăng phần trăm làm đúng lên bao nhiêu thì mới đủ để tăng thêm 50 điểm Toeic.
Thêm vào đó, trước khi được qua mốc mới, bạn sẽ được làm một bài kiểm tra vượt mốc. Những câu trong phần vượt mốc này cũng sẽ là những câu hoàn toàn mới mà bạn chưa từng làm qua trước đó để đảm bảo là trình độ bạn thật sự tăng chứ không phải do hên xui đánh lui hoặc do nhớ đáp án đánh lại.
Do đó mà việc bạn vượt mốc cũng đồng nghĩa với việc trình độ bạn đã tăng 50 điểm Toeic hoặc hơn nếu phần trăm làm đúng của bạn cao hơn hệ thống yêu cầu.
Mỗi ngày một từ vựng Toeic:
9h sáng mỗi ngày trên Facebook của Tiếng Anh Mỗi Ngày
Các bạn còn biết từ nào đồng nghĩa với từ này nữa không? ^^ |
Bài Blog về Câu bị động (Passive Voice):
Bạn đã biết và nhớ hết các cách đổi từ câu chủ động sang câu bị động chưa? |
Phrasal Verb thông dụng về chủ đề Thời gian
Hurry up!!! |
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này ^^
Nếu thích thì các bạn nhớ ấn LIKE hay SHARE để ủng hộ Tiếng Anh Mỗi Ngày nhé ^^
Bạn có thể bắt đầu ngay bằng cách tạo cho mình một Tài khoản học thử miễn phí:
Tạo tài khoản học thử miễn phí ⯈