1. "Tết" vòng quanh thế giới
Chào mừng năm mới (New Year) đã từ lâu trở thành một phong tục truyền thống tốt đẹp và đầy ý nghĩa đối với mọi cư dân trên thế giới. Ở các quốc gia khác nhau, có thể New Year được tổ chức ở những thời điểm khác nhau và cùng những phong tục với màu sắc khác nhau, nhưng nhìn chung New Year là dịp để mọi gia đình sum vầy, cùng nhìn lại năm đã qua và lên kế hoạch cho năm kế tiếp. Chúng ta hãy cùng nhau dạo một vòng du xuân cùng thế giới các bạn nhé.
Ở các nước phương Tây
Ở các nước phương Tây như Mỹ, Úc, Canada, Anh, Pháp,… New Year chính là ngày 1 tháng 1 theo dương lịch. Người phương tây thường có kỳ nghỉ dài từ dịp lễ Giáng Sinh đến hết lễ mừng năm mới họ mới quay lại làm việc.
Vào đêm cuối của năm, đêm 31/12 (hay còn gọi là New Year’s Eve), có người thì tụ họp quây quần bên người thân, cùng tổ chức tiệc gia đình với rượu sâm-banh (champagne) và xem các chương trình trên tivi đón chào năm mới.
Có những người khác, thường là người trẻ, thích tham gia các buổi tiệc countdown party (đếm ngược), và thường vào thời khắc 60 giây cuối cùng của năm cũ, mọi người sẽ cùng nhau đếm ngược, đến khi kim đồng hồ điểm đúng 0h của ngày 1/1, pháo hoa (fireworks) sẽ được bắn lên trong niềm hoan hỉ của người dân.
Vào chính thời khắc này, những ước nguyện cần được hoàn thành vào năm mới (resolution) cũng được âm thầm vang lên trong tâm trí của mỗi người. Các đoàn diễu hành (parades) cùng hàng ngàn người liên tục diễn ra trong đêm, mọi người chúc nhau những điều may mắn trong năm mới.
Một hoạt động khá phổ biến và rất thú vị của cư dân phương tây đó là tụ tập trên các bãi biển và chạy thật nhanh xuống biển trong ngày đầu năm.
Ở các nước phương Đông
Ở các nước phương Đông, năm mới là dịp lễ gia đình đoàn viên. Đa phần, những thành phố đông đúc nhộn nhịp ở các quốc gia phương Đông sẽ trầm lắng hẳn vào dịp năm mới, vì những người dù có đi làm xa đến đâu đều tranh thủ quay về nhà và đón năm mới cùng gia đình.
Tết là từ dùng chung để chỉ dịp năm mới ở các quốc gia phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Những quốc gia này ăn tết theo âm lịch, và dịp tết thường diễn ra vào cuối tháng một và đầu tháng hai theo dương lịch.
Tết Việt Nam và Trung Quốc có một số nét tương đồng với nhau, từ những truyền thống như đưa ông Táo vào ngày 23 tháng chạp (Kitchen God’s Day), đến việc dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, thờ cúng ông bà trong dịp tết và các phong tục về dựng nêu, hạ nêu, xông đất (first foot), chúc tết ông bà, lì xì (lucky money), những điều cấm kị (taboo) không được làm vào dịp tết như không quét nhà vào những ngày đầu năm.
Ngày xưa, đốt pháp là một tập tục không thể thiếu trong ngày tết, nhưng vì để bảo đảm an toàn cho người dân, nhà nước đã cấm tục lệ này. Sau khi cúng giao thừa, một số gia đình sẽ có phong tục đi chùa cầu may mắn hoặc cầu duyên cho năm mới.
Ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán thường đi kèm với những gói bánh chưng xanh ở miền bắc và bánh tét ở miền nam. Những món ăn như thịt kho trứng, giò thủ, giò lụa hay các loại bánh mứt là không thể thiếu trong những ngày này.
Ở Trung Quốc, các món gà và cá là món ăn truyền thống trong dịp tết. Rượu và củ cải, chả giò (spring roll) cũng là biểu tượng cho ngày tết ở quốc gia này. Các vũ công múa rồng, múa lân thường tập dợt cả năm chỉ để biểu diễn trong dịp tết.
Các loại hoa dùng để trang trí cũng có ý nghĩa rất riêng, như hoa đào tượng trưng cho sự may mắn, hoa cúc tương trưng cho sự trường thọ và hoa thủy tiên tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Ngoài ra vào ngày rằm tháng giêng, người dân Trung Quốc còn được thưởng thức lễ hội lồng đèn (Lantern Festival). Vào ngày này, món sủi cảo với nhiều vị khác nhau sẽ được chuẩn bị để người dân thưởng thức khi ngắm những chiếc lồng đèn với nhiều hình thù đẹp mặt hoặc được ghi đầy câu đố cho trẻ em giải.
Hàn Quốc đón tết cũng bằng việc dọn đẹp, trang hoàng nhà cửa. Vào đêm giao thừa, mọi người trong gia đình xum họp và phải chuẩn bị rất nhiều món ăn truyền thống (gần 20 món) để mang lên cúng ở bàn thờ tổ tiên. Trong đó không thể thiếu là món ttok-kuk (là một loại đồ nước làm từ súp bò hoặc gà của người Hàn Quốc) vì món này khi dịch ra có nghĩa là “ăn một năm khác” thể hiện ước nguyện no đủ cho một năm mới của người dân Hàn. Ngoài ra còn có các món như kim chi, cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Vào buổi tối trước giao thừa, người Hàn có tập tục tắm rửa sạch sẽ bằng nước nóng để tầy trần. Họ cũng đốt những thanh tre vì họ tin rằng tiếng nổ lách tách của thanh tre là vũ khí lợi hại để xua đuổi ma quỷ (expel evil) cho năm mới.
Cả đêm giao thừa họ sẽ không ngủ vì truyền thuyết lưu lại rằng nếu ai ngủ trong đêm giao thừa thì hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc thì kém minh mẫn khi thức dậy.
Trong ngày đầu năm, người Hàn sẽ mặc trang phục truyền thống Hanbok và tiến hành các nghi thức cúng tổ tiên cũng như vái lạy ông bà, cha mẹ.
Ở Nhật, trước đây người Nhật ăn Tết cổ truyền theo âm lịch như ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên từ sau cải cách Minh Trị 5 năm, vào 1873, người Nhật đã ăn tết theo dương lịch, tức ngày 1/1 hàng năm, và dịp tết này được gọi là Oshogatsu.
Osechi là những món ăn truyền thống gọi chung của người Nhật vào dịp lễ tết. Những món này thường là món ngọt, chua hoặc để khô vì người Nhật cho rằng những món này có thể để lâu không bị hỏng, dùng cho cả những ngày tết.
Ngoài ra một số món ăn khác thường thấy trong dịp tết đó là còn có súp Miso với Mochi (bánh gạo), cá thu quấn trong rong biển Seetang (Kombu, kobumaki), cá xay nhuyễn (Kamaboko), khoai lang xay nhuyễn với hạt dẻ (kurikinton) và đậu đen ngọt (kuromame).
Một truyền thống khá độc đáo khác là vào đêm giao thừa, các ngôi chùa lớn sẽ gõ 108 tiếng chuông (107 tiếng chuông trong ngày 31/12 và 1 tiếng chuông cuối sau khi qua giao thừa) với quan điểm tâm linh là 108 tiếng chuông sẽ giúp con người rửa sạch tội của mình trong năm qua.
Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện mặc dù đã thay đổi theo thế giới đón năm mới vào ngày 1/1 dương lịch, nhưng họ vẫn lưu giữ phong tục đón tết truyền thống vào khoảng 13-15/4 hàng năm.
Chaul Chnam Thmey, Songkran, Thingyan là những tên gọi của dịp tết lần lượt ở các nước Campuchia, Thái Lan và Miến Điện. Đối với người dân nơi đây, thời điểm trên chính là thời khắc mặt trời di chuyển từ cung Song Ngư sang Bạch Dương, và theo lịch ngày xưa thì đây chính là thời điểm mùa xuân đến ở khu vực bắc bán cầu.
Trong 3 ngày lễ này, người dân Campuchia thường có phong tục tụ họp gia đình và chơi các trò chơi truyền thống hoặc đi chùa cầu an. Họ giúp đỡ người nghèo và nhận sự chúc phúc từ ông bà, cha mẹ.
Nếu bạn ở Miến Điện vào dịp này thì có thể sẽ bị ướt do người dân có tập tục mang xô nước đi vòng quanh và xối nước vào những người đứng gần mình trong dịp này. Nước chính là mang ý nghĩa gội rửa mọi điều xui xẻo và mang đến điều may mắn trong năm mới.
Songkran ở Thái Lan còn được gọi là lễ hội Té Nước. Ngày đầu tiên của 3 ngày lễ người dân dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, rũ bỏ những cái cũ và chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới. Ngày thứ hai người dân sẽ chuẩn bị đồ cúng giống như ngày 30 tết ở Việt Nam. Và ngày cuối cùng chính là ngày đầu tiên của năm mới.
Vào ngày này, người dân sẽ tham gia lễ tắm Phật trước khi tưng bừng chào năm mới bằng hội té nước truyền thống. Quy mô lễ hội lớn hơn so với ở Miến Điện, người dân Thái Lan thường tập trung ở các khu quảng trường lớn để té nước vào nhau.
Ở các buổi lễ hội này là bạn sẽ bị té nước, bắn súng phun nước vào người, hành động này nhằm tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Thậm chí người dân còn rắc bột khi té nước nhau. Điều này mang nghĩa chúc lành cho năm mới.
Nhìn chung tuy mỗi nơi mỗi tục lệ nhưng đa phần các phong tục truyền thống đều mang ý nghĩa thống nhất với nhau, đó là năm mới là dịp để trút bỏ những phiền muộn, xui xẻo, tội lỗi của năm cũ và cùng nhau chúc phúc cũng như cầu nguyện cho một năm với nhiều điều tốt đẹp sẽ diễn ra.
2. Mới trên Tiếng Anh Mỗi Ngày
Hướng dẫn cách sử dụng ứng dụng Google Dịch để tra và lưu từ vựng khi làm đề luyện tập
Trên máy tính
Trên di động, hệ điều hành Android
3. Tuần qua có gì HOT??
Tổng kết năm 2016!
Cùng nhìn lại chặng đường mà Tiếng Anh Mỗi Ngày đã cùng các bạn đi qua trong năm 2016 nhé! |
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh: thật đơn giản!
Đọc xong bài này, bạn sẽ giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh mà không cần suy nghĩ! |
Những từ vựng thường gặp nhất trong phần nghe
Nhận diện các từ thường gặp nhất trong phần nghe để nghe tốt hơn! |
Ngữ pháp TOEIC: Chuyên sâu về thì hiện tại đơn
Đọc xong bài này bạn có nguy cơ trở thành "trùm" thì hiện tại đơn. |
4. Nhận xét của người dùng
Tiếng Anh Mỗi Ngày rất vui vì nhận được phản hồi tốt từ chị Sen. Cảm ơn chị Sen đã học và luyện thi cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày. Chúc chị giỏi tiếng Anh hơn nữa và luôn thành công trong công việc!
_____________
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này!
Nếu thích thì các bạn nhớ ấn LIKE hay SHARE để ủng hộ Tiếng Anh Mỗi Ngày nhé!
Bạn có thể bắt đầu ngay bằng cách tạo cho mình một Tài khoản học thử miễn phí:
Tạo tài khoản học thử miễn phí ⯈