Mục lục:
1. Danh động từ (Gerund)
Danh động từ là gì?
💡 Danh động từ là một dạng động từ, được tạo ra bằng cách thêm đuôi -ing vào động từ nguyên mẫu.
Trong tiếng Anh, mỗi động từ có nhiều dạng khác nhau và "danh động từ" là một trong số các dạng của động từ.
Danh động từ được tạo ra bằng cách thêm đuôi -ing vào động từ nguyên mẫu.
Ví dụ:
- meet → meeting
- play → playing
- talk → talking
- sleep → sleeping
Vì có đuôi -ing nên danh động từ sẽ được ghi tắt là V-ing trong bài học này.
Quy tắc thêm -ing vào động từ
Quy tắc chung:
- Dạng V-ing được tạo ra bằng cách thêm đuôi -ing vào động từ nguyên mẫu.
- clean → cleaning
- finish → finishing
- talk → talking
Một số lưu ý:
- Động từ có "e" ở cuối từ:
- Trong đa số các trường hợp thì ta bỏ "e", rồi thêm -ing:
- dance → dancing
- live → living
- smile → smiling
- Nếu cuối từ là "ie", thì ta đổi thành "ye", rồi thêm -ing:
- die → dying
- lie → lying
- Trong đa số các trường hợp thì ta bỏ "e", rồi thêm -ing:
- Động từ kết thúc bằng chữ cái "phụ âm – nguyên âm – phụ âm":
- Nếu có 1 âm tiết, thì ta gấp đôi chữ cái phụ âm cuối, rồi thêm -ing:
- hit → hitting
- run → running
- Nếu có nhiều âm tiết và trọng âm nằm ở âm tiết cuối cùng, thì ta gấp đôi chữ cái phụ âm cuối, rồi thêm -ing:
- forget → forgetting
- refer → referring
- Nếu có nhiều âm tiết và trọng âm không nằm ở âm tiết cuối cùng, thì ta thêm -ing bình thường:
- happen → happening
- enter → entering
- Nếu chữ cái phụ âm cuối là c, thì ta thêm -k, rồi thêm -ing:
- mimic → mimicking
- panic → panicking
- Nếu chữ cái phụ âm cuối là w, y, x, thì ta thêm -ing bình thường:
- snow → snowing
- play → playing
- fix → fixing
- Nếu có 1 âm tiết, thì ta gấp đôi chữ cái phụ âm cuối, rồi thêm -ing:
Dạng V-ing có thể khá là quen thuộc với tất cả chúng ta vì nó có mặt trong cấu trúc của các thì động từ tiếp diễn. Tuy nhiên, nó còn xuất hiện trong những cấu trúc ngữ pháp khác cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
2. Vị trí & chức năng của Danh động từ (V-ing)
✅ Tóm tắt:
Danh động từ (V-ing) vừa có tính chất của một động từ (có thể có tân ngữ theo sau), vừa có tính chất của một danh từ (có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào mà danh từ có thể đứng được).
V-ing được sử dụng trong các cấu trúc sau:
- Làm chủ ngữ của câu
- Làm tân ngữ của câu
- Đứng sau giới từ
- Theo sau một số động từ nhất định
- Theo sau một số danh từ nhất định
- Theo sau một số tính từ nhất định
- Trong cấu trúc rút gọn mệnh đề quan hệ
- Trong cấu trúc rút gọn mệnh đề trạng ngữ
Bản chất của Danh động từ là "một động từ nhưng được dùng như một danh từ", vì vậy nó vừa có tính chất của một động từ, vừa có tính chất của một danh từ, cụ thể là:
- Giống như động từ: động từ có cấu trúc như thế nào thì V-ing cũng phải có cấu trúc như thế đó.
- Ví dụ: động từ want bắt buộc phải có tân ngữ theo sau nó, thì wanting cũng bắt buộc phải có tân ngữ theo sau nó, nếu không có tân ngữ theo sau wanting thì là sai ngữ pháp.
- Giống như danh từ: V-ing có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào mà danh từ có thể đứng được, ví dụ như làm chủ ngữ hoặc tân ngữ của động từ hoặc tân ngữ của giới từ.
V-ing được sử dụng trong các cấu trúc sau:
Giống như danh từ:
-
Làm chủ ngữ của câu:
-
Learning physics is so much fun.
Việc học vật lý là rất vui nhộn.
-
-
Làm tân ngữ của câu:
-
One of my hobbies is collecting stamps.
Một trong những thú vui của tôi là sưu tập tem.
-
-
Đứng sau giới từ:
-
She left without saying a word.
Cô ấy đi mà không nói lời nào. -
I look forward to meeting you on Monday.
Tôi mong chờ được gặp bạn vào thứ hai.
-
Learning can be fun.
Trong một số cấu trúc khác:
-
Theo sau một số động từ nhất định
-
I am considering studying in Germany.
Tôi đang cân nhắc việc du học ở Đức.
→ học chi tiết ở dưới đây
-
-
Theo sau một số danh từ nhất định
-
I have no difficulty finishing the test.
Tôi không gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài kiểm tra.
→ học chi tiết ở dưới đây
-
-
Theo sau một số tính từ nhất định
-
It would be worth giving it a try.
Cũng đáng để thử một lần chứ.
→ học chi tiết ở dưới đây
-
-
Rút gọn mệnh đề quan hệ
-
The woman teaching English at his school is Ms. Smith.
Người phụ nữ dạy tiếng Anh ở trường của anh ấy là cô Smith.
→ học chi tiết ở bài Rút gọn mệnh đề quan hệ
-
-
Rút gọn mệnh đề trạng ngữ
-
Getting up late, he was late for work.
Vì ngủ dậy trễ, anh ấy đã đi làm trễ.
→ học chi tiết ở bài Rút gọn mệnh đề trạng ngữ
-
Getting up late, he was late for work.
Ngoài ra, V-ing còn có thể dùng như là một tính từ, nhưng chúng ta không xem nó là Danh động từ, vì nó không có các tính chất của một động từ ví dụ như có thể có tân ngữ theo sau.
3. Sự khác biệt của Danh động từ & Danh từ
✅ Tóm tắt:
Giữa Danh động từ và Danh từ có một vài điểm khác biệt như sau:
- Sau Danh động từ có thể có tân ngữ theo sau, còn Danh từ thì không
- Trước Danh từ có thể dùng mạo từ, còn Danh động từ thì không
- Dùng trạng từ để bổ nghĩa cho Danh động từ; dùng tính từ để bổ nghĩa cho Danh từ
Giữa Danh động từ và Danh từ có một vài điểm khác biệt như sau:
-
Sau Danh động từ có thể có tân ngữ theo sau, còn Danh từ thì không:
-
She avoids using sleeping pills. → "sleeping pills" là tân ngữ của "using".
-
She avoids bright light. → sau "light" không thể có tân ngữ.
-
-
Trước Danh từ có thể dùng mạo từ hoặc không (tùy theo danh từ), còn Danh động từ thì không:
-
Swimming in the lake was fun. → không dùng mạo từ.
-
The party was fun. → dùng mạo từ "the" trong câu này.
-
-
Bản chất của Danh động từ là một động từ, ta phải dùng trạng từ để bổ nghĩa cho nó; còn với danh từ thì phải dùng tính từ để bổ nghĩa:
-
We prefer eating healthily. → dùng trạng từ "healthily" để bổ nghĩa cho gerund "eating".
-
We have a healthy diet. → dùng tính từ "healthy" để bổ nghĩa danh từ "diet".
-
-
Chúng ta cũng cần lưu ý để không nhầm lần Danh động từ V-ing với các từ có đuôi -ing nhưng lại là danh từ:
- I like painting pictures. = Tôi thích vẽ tranh. → painting trong câu này là danh động từ V-ing, có nghĩa là "vẽ".
- I like that painting. = Tôi thích bức tranh đó. → painting trong câu này là danh từ, có nghĩa là "bức tranh".
We prefer eating healthily.
4. Một số động từ theo sau là một V-ing
✅ Tóm tắt:
Trong tiếng Anh, có một số động từ theo sau là V-ing, một số động từ theo sau là To + Verb. Muốn dùng đúng phải ghi nhớ từng trường hợp.
Tuy nhiên, chúng ta KHÔNG nhất thiết phải cố gắng học thuộc lòng danh sách các từ nào đi với V-ing và các từ nào đi với To + Verb, mà có thể ghi nhớ dần dần khi gặp các từ này.
Có một số động từ có thể đi với cả V-ing và To + Verb mà không có nhiều khác biệt về nghĩa. Cũng có một số động từ có thể đi với cả V-ing và To + Verb, nhưng hai trường hợp sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Trong tiếng Việt, khi kết hợp hai động từ với nhau, chúng ta thường chỉ cần ghép hai động từ với nhau một cách trực tiếp:
- Tôi thích chơi bóng rổ.
- Tôi mong muốn gặp cô ấy lần nữa.
Còn trong tiếng Anh, động từ thứ hai phải ở dạng V-ing hoặc To + Verb, tùy theo động từ thứ nhất.
- I like playing basketball.
- I wish to see her again.
Việc dùng V-ing hay To + Verb không có quy luật gì cả, chúng ta phải ghi nhớ chúng.
Tuy nhiên, chúng ta KHÔNG nhất thiết phải cố gắng học thuộc lòng danh sách các từ nào đi với V-ing và các từ nào đi với To + Verb. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, học như vậy rất dễ nhầm lẫn các từ với nhau.
Một cách học hiệu quả hơn chính là, khi nghe hoặc đọc thấy từ nào thì bạn cố gắng ghi nhớ từ đó đi với V-ing hay To + Verb. Đến một lúc nào đó bạn sẽ quen và việc sử dụng V-ing hay To + Verb sẽ trở thành phản xạ!
Một số động từ theo sau là một V-ing
Dưới đây là tổng hợp các động từ phổ biến được dùng với V-ing để bạn tham khảo. Như đã nhấn mạnh ở trên, bạn không cần phải ghi nhớ tất cả các từ dưới đây ngay bây giờ.
- acknowledge : công nhận
- admit : thừa nhận
- advise : khuyên nhủ
- allow : cho phép
- anticipate : mong đợi
- appreciate : trân trọng
- avoid : tránh
- can’t help : không thể không
- consider : cân nhắc
- delay : hoãn lại
- detest : ghét (ghét cay ghét đắng)
- discontinue : dừng, không tiếp tục
- discuss : thảo luận
- dislike : không thích
- dispute : tranh chấp
- endure : chịu đựng
- enjoy : yêu thích, tận hưởng
- explain : giải thích
- fear : sợ
- feel like : thích (cảm xúc nhất thời)
- finish : hoàn thành
- give up : bỏ, bỏ cuộc
- keep : cứ, tiếp tục
- mention : nhắc đến
- mind : phiền
- miss : nhớ (nhớ nhung)
- omit : lược bỏ
- permit : cho phép
- picture : tưởng tượng, hình dung
- postpone : hoãn lại
- practice : luyện tập
- prevent : phòng tránh
- propose : đề xuất ý kiến, ý tưởng
- put off : hoãn lại
- recall : nhớ lại
- recommend : khuyến cáo
- resent : bực bối, tức tối
- resist : nhịn được, kìm nén, cưỡng lại
- resume : tiếp tục trở lại
- risk : mạo hiểm
- suggest : gợi ý, đề xuất
- support : hỗ trợ
- tolerate : chịu đựng, khoan dung
- understand : hiểu
Ví dụ:
-
We are considering buying a new car.
Chúng tôi đang cân nhắc mua một chiếc xe mới. -
I enjoy jogging in the park.
Tôi thích chạy bộ trong công viên. -
She kept smiling at me.
Cô ấy cứ mỉm cười với tôi. -
He practices speaking English every day.
Anh ấy luyện tập nói tiếng Anh mỗi ngày.
I enjoy jogging in the park.
Một số động từ đi với cả V-ing và To + Verb mà không có nhiều khác biệt về nghĩa
Một số động từ sau đây có thể đi với cả V-ing và To + Verb mà không có nhiều khác biệt về nghĩa:
- begin : bắt đầu
- can’t bear : không thể chịu đựng
- can’t stand : không thể chịu đựng
- continue : tiếp tục
- hate : ghét
- like : thích
- love : yêu thích
- prefer : thích hơn
- start : bắt đầu
Ví dụ:
-
He continued doing his homework. = He continued to do his homework.
Anh ấy tiếp tục làm bài tập về nhà. -
He loves reading books. = He loves to read books.
Anh ấy thích đọc sách.
He loves reading books. = He loves to read books.
Một số động từ có thể đi với cả V-ing và To + Verb nhưng nghĩa khác nhau
Một số động từ sau đây có thể đi với cả V-ing và To + Verb, nhưng hai trường hợp sẽ có ý nghĩa khác nhau:
-
forget : quên
-
forget + V-ing : I forgot locking the door. = Tôi quên rằng mình đã khóa cửa.
-
forget + to Verb : I forgot to lock the door. = Tôi quên khóa cửa rồi (tôi đã không khóa cửa vì tôi quên phải làm vậy),
-
-
go on : tiếp tục
-
go on + V-ing : He went on studying French. = Anh ấy đang học tiếng Pháp và vẫn tiếp tục học tiếng Pháp.
-
go on + to Verb : He went on to study French. = Anh ấy đã làm một việc gì đó xong, và sau đó thì chuyển sang hành động học tiếng Pháp.
-
-
quit : từ bỏ, dừng lại
-
quit + V-ing : They quit working here. = Họ bỏ công việc ở đây.
-
quit + to Verb : They quit to work here. = Họ bỏ công việc ở nơi khác để làm việc ở đây.
-
-
regret : hối hận / rất tiếc
-
regret + V-ing : I regret informing her that her application had not been successful. = Tôi hối hận khi đã thông báo với cô ấy rằng đơn ứng tuyển của cô ấy không thành công.
-
regret + to Verb : I regret to inform you that your application has not been successful. = Tôi rất tiếc phải thông báo cho bạn rằng đơn ứng tuyển của bạn không thành công.
-
-
remember : nhớ
-
remember + V-ing : I remembered locking the door. = Tôi nhớ là mình đã khóa cửa.
-
remember + to Verb : I remembered to lock the door. = Tôi nhớ phải khóa cửa (tôi đã khóa cửa vì tôi nhớ ra phải làm vậy).
-
-
stop : dừng lại
-
stop + V-ing : She stopped calling me. = Cô ấy đã không gọi tôi nữa.
-
stop + to Verb : She stopped to call me. = Cô ấy dừng lại việc đang làm để gọi cho tôi.
-
-
try : cố gắng / thử
-
try + V-ing : I tried eating the hotdog quickly. = Tôi thử ăn nhanh cái bánh hotdog.
-
try + to Verb : I tried to eat the hotdog quickly. = Tôi cố gắng ăn nhanh cái bánh hotdog.
-
I tried eating the hotdog quickly.
5. Một số danh từ theo sau là V-ing
Tương tự như trường hợp của động từ, sau một số danh từ thì dùng V-ing, nhưng sau một số danh từ khác thì lại dùng To + Verb.
Dưới đây là một số danh từ theo sau là V-ing:
- difficulty / difficulties : khó khăn
- problem / problems : vấn đề
- no use : không có ích gì
Ví dụ:
-
She will have no problem finding a job.
Cô ấy sẽ không gặp vấn đề gì khi tìm việc đâu. -
I have difficulty staying up late.
Tôi gặp khó khăn trong việc thức khuya. -
It's no use crying.
Khóc lóc cũng không có ích gì đâu.
She will have no problem finding a job.
Học tiếp với Tiếng Anh Mỗi Ngày
Để học các phần tiếp theo của bài này, cũng như các bài học khác của Chương trình Ngữ Pháp PRO, bạn cần có một Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, hoặc Tài khoản Luyện thi TOEIC.
Với Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, bạn sẽ được học:
- Toàn bộ 50 chủ đề ngữ pháp tiếng Anh thiết yếu (Chương trình Ngữ pháp PRO)
- Học từ vựng tiếng Anh thông dụng
- Luyện nghe qua audios và videos.
- Tất cả những thông tin hữu ích về kỳ thi IELTS & Hướng dẫn luyện thi.
- và nhiều tính năng học tiếng Anh thiết yếu khác.
(Nếu bạn cũng muốn luyện thi TOEIC, xem chi tiết về các TK Luyện thi TOEIC)
Bạn cần đăng nhập vào tài khoản của mình để đặt câu hỏi về bài viết này.
(Bạn chưa có tài khoản? Kích ở đây để đăng ký.)