Trước đây, tôi có viết một bài so sánh giữa việc học và luyện thi Toeic với việc học tiếng Anh giao tiếp. Trong đó, ý chính tôi muốn truyền tải là có cái nhìn đúng đắn hơn về kỳ thi Toeic chứ đừng xem nó như một tấm giấy "thông hành".

Vì bài chưa nói rõ cách học và luyện như thế nào để áp dụng được kiến thức Toeic vào trong thực tiễn, ở bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn một cách khá đơn giản để tăng khả năng phản xạ trong khi nói.

 

Do đó, nếu bạn chỉ đang quan tâm đến việc học các "mẹo" thi lấy điểm cao hoặc nên luyện thi Toeic thế nào để đạt kết quả tốt nhất, bạn đến loạt bài viết sau mà tôi đã từng viết trước đó: Phân tích đề thi Toeic

 

Luyện phản xạ qua Phần 2 của bài Toeic

Trong phần này, bạn sẽ được nghe một câu hỏi và 3 lựa chọn. Nhiệm vụ của bạn là chọn câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi đưa ra. Ví dụ:

Q: When will the client arrive?
A: A cleaning service.
B: Not until this afternoon.
C: Ms. Kim will.

Theo đánh giá chủ quan của tôi, phần 2 là phần mang tính đột phá nhất từ bài Toeic và cũng là phần mà các bạn quan tâm đến giao tiếp nên tận dụng, nhất là với những bạn trình độ còn thấp.

Lý do: Vì phần này bao gồm những mẫu câu thường xuyên được sử dụng trong đời sống thường ngày nhất. Ví dụ:

  • John, how do you get to work? → John, bạn đi làm bằng phương tiện nào?
  • Who designed the floor plan? → Ai là người thiết kế mặt bằng?
  • Would you like to go to the seminar? → Bạn có muốn đến buổi hội thảo không?
  • Have you seen my green jacket? → Bạn có thấy cái áo khoác màu xanh lá của tôi không?
  • Why is the road blocked? → Tại sao đường bị chặn?
  • Who put the ladder in the hallway? → Ai để thang trong hành lang vậy?
  • How much is this umbrella? → Cây dù này bao nhiêu tiền?

 

Bạn có thấy câu nào quá "cao siêu" không? Chắc chắn là không mà ngược lại, các bạn sẽ thấy các câu hỏi cực kỳ đơn giản, gần gũi, và điều quan trọng nhất là phù hợp với những bạn trình độ còn thấp.